TRANG CHỦ :: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG :: HỖ TRỢ ::   Tìm kiếm         
Ngôn ngữ:
 
 
GIỚI THIỆU 
 Tổng quan 
 Phương án điều tra 
 Phiếu điều tra 
CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP 
 Nhóm chỉ tiêu nhân khẩu 
 Nhóm chỉ tiêu giáo dục 
 Nhóm chỉ tiêu lao động việc làm 
 Nhóm chỉ tiêu y tế, sức khoẻ 
 Nhóm chỉ tiêu về thu nhập 
 Nhóm chỉ tiêu nhà ở, đất ở 
 Nhóm chỉ tiêu về đồ dùng, tài sản 
 Nhóm chỉ tiêu về chi tiêu 
 Nhóm chỉ tiêu về đói nghèo 
SIÊU DỮ LIỆU 
 Khái niệm, định nghĩa, PP tính 
 Các bảng danh mục 
SIÊU DỮ LIỆU >> Khái niệm, định nghĩa, PP tính  
Nhóm chỉ tiêu về đói nghèo - Hệ số GINI
Tên chỉ tiêu:  
Hệ số GINI
Khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính:  

Công thức tính: Hệ số GINI được tính bằng cách lấy 1 trừ đi thương của tích giữa 2 số phần trăm cộng dồn chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng của 2 người kế tiếp nhau (sắp xếp chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (giá tháng 1 của năm cần tính và cùng một mặt bằng giá) theo thứ tự tăng dần) và hiệu số phần trăm cộng dồn của chính hai người đó. Hệ số GINI (G) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Fi - là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i

Yi - là phần trăm cộng dồn chi tiêu đến người thứ i

Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Như vậy Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.

Hệ số GINI có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu nhập bình quân của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính toán cũng có thể tính Hệ số GINI dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của Hệ số GINI tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của Hệ số GINI tính theo từng người dân. Số nhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của Hệ số GINI càng cao.
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Sau đây là ví dụ tính Hệ số GINI theo 5 nhóm thu nhập của dân cư. Năm nhóm thu nhập được hình thành bằng cách sắp xếp thu nhập bình quân đầu người theo thứ tự tăng dần và chia mỗi nhóm gồm 20% dân số. Ta có bảng số liệu để tính hệ số GINI như sau:

BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ TÍNH HỆ SỐ GINI

 

 

Thứ tự nhóm-i

 

 

TNBQ đầu người/tháng

 

(1000đ)

 

 

Tỷ trọng dân số của từng nhóm 

 

 

 

 

Tỷ trọng thu nhập từng nhóm

 

 

Tỷ lệ

cộng dồn

 

 

Fi-Fi-1

 

 

Yi+Yi-1

 

 

(Fi-Fi-1)(Yi+Yi-1)

Dân số (Fi)

Thu nhập (Yi)

A

1

2

3=(1x2)

4

5

6

7

8=(6x7)

1

141,75

0,2

0,0584

0,2

0,0584

0,2

0,0584

0,011687

2

240,66

0,2

0,0992

0,4

0,1576

0,2

0,2161

0,043214

3

346,98

0,2

0,1430

0,6

0,3007

0,2

0,4583

0,091662

4

514,21

0,2

0,2120

0,8

0,5126

0,2

0,8133

0,162662

5

1182,27

0,2

0,4874

1

1

0,2

1,5126

0,302528

Tổng cộng

48517,40

1

1

 

 

 

 

0,611753

Thay số liệu vào công thức ở trên hệ số GINI tính được:

G = 1 - 0,611753 0,3882

Phân tổ:  
6 Vùng
8 Vùng
Cả nước
Thành thị nông thôn
Quyền số :  
Quyền số theo dân số của mẫu điều tra chi tiêu.
 
   
 
Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I, Tổng cục Thống kê
Địa chỉ: 54 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Email: tttinhoc@gso.gov.vn
Điện thoại: 04.38356104 – 04.38356101
  Vụ Thống kê Xã hội – Môi trường, Tổng cục Thống kê
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu – Ba Đình – Hà Nội
Email: xahoimoitruong@gso.gov.vn
Điện thoại: 04.38439871 – 04.38463455